|
Tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn “sống tốt” trong mùa dịch Covid-19?
Trước biến cố Covid 19, tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn sống sót, thậm chí kinh doanh mùa dịch tiến triển hơn? Anh chị chủ doanh nghiệp có từng đặt câu hỏi, tại sao cùng lĩnh vực, cùng quy mô, nhiều công ty vẫn sống tốt, trong khi doanh nghiệp mình lao đao chờ thời cơ phục hồi?
1, Doanh nghiệp gặp thời và biết nắm bắt cơ hội
Bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực F&B, Du lịch, Khách sạn… đang gặp khó khăn, thì không ít lĩnh vực khác gặp thời cơ, chẳng hạn như ngành kinh doanh bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu, giáo dục (online), công nghệ, y tế…
Gặp thời cơ, nhưng doanh nghiệp cũng cần nắm bắt nhanh, hành động nhanh để đáp ứng kịp nhu cầu thị trường, trước khi khách hàng lựa chọn được nhà cung cấp khác, hoặc nhu cầu thay đổi. Hành động nhanh thể hiện ở việc:
Xây dựng và triển khai nhanh các kênh bán hàng khách hàng có thể tiếp cận trong mua dịch
Sẵn sàn chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp – đơn vị vận chuyển – kho bãi…
Chuẩn bị các phương án làm việc khi hoàn cảnh thay đổi, chẳng hạn như nhân viên phải làm việc tại nhà, các bộ phận cần đi làm tại công xưởng/văn phòng cần được trang bị các thiết bị phòng tránh Covid đầy đủ
Tìm giải pháp thay thế các vấn đề liên quan đến giao dịch kinh doanh khi không thể gặp gỡ đối tác, chẳng hạn như họp trực tuyến, ký kết hợp đồng bằng chữ ký số, sử dụng hóa đơn điện tử thay vì hóa đươn giấy ….
Dù thời cơ đến, nhưng nếu doanh nghiệp không hành động nhanh thì rất có thể sẽ bị đối thủ vượt trước. Chính vì thế, những doanh nghiệp đang kinh doanh ổn định, thậm chí là tốt hơn trước dịch chính là điển hình của việc biết nắm bắt thời cơ và hành động thần tốc.
2, Doanh nghiệp thay đổi và thích ứng nhanh trước diễn biến xã hội
Dù không phải thời cơ thuận lợi, nhưng nhiều công ty đã kịp thời thay đổi để thích ứng với những quy định mới như thực hiện giãn cách xã hội, chủ động phương án để nhân viên làm việc tại nhà, số hóa các quy trình kinh doanh, giao dịch với đối tác, khách hàng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid 19.
thay đổi và thích ứng nhanh
Việc thay đổi và thích ứng nhanh khi kinh doanh mùa dịch tại các doanh nghiệp thể hiện:
Chuẩn bị giải pháp cho trường hợp xấu nhất, đó là cách ly xã hội dài ngày. Nhiều công ty dù chưa thực hiện cách ly xã hội bắt buộc nhưng đã tập dượt trước các phương án làm việc từ xa
Thay đổi tư duy để tồn tại và phát triển, xây dựng định hướng làm việc từ xa không chỉ trong thời kỳ Covid, mà có thể được áp dụng tại bất cứ thời điểm nào trong tương lai. Tư duy thay đổi để phát triển, không phải thay đổi để đối phó tạm thời
Tối ưu hóa chi phí vận hành doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn bằng việc hoạch định lại hệ thống tài chính, nhân sự. Không đầu tư hoặc hoãn đầu tư những hạng mục không trực tiếp tạo ra doanh thu cho công ty. Bố trí lại nhân sự, sử dụng nhân sự vào mục đích bán hàng hoặc tại các bộ phận hỗ trợ trực tiếp đem lại doanh thu cho doanh nghiệp
Số hóa từ ký kết, bán hàng, marketing tới quản trị doanh nghiệp. Mọi hoạt động diễn ra từ xa thông qua các công cụ hỗ trợ làm việc online trên nền tảng cloud, chẳng hạn như:
Ký hợp đồng bằng chữ ký số, hợp đồng sử dụng bản pdf thay vì bản cứng in trên giấy
Sử dụng hệ thống CRM kết nối trực tiếp với phần mềm kế toán online, như vậy mọi khách hàng, doanh số phát sinh đều được kế toán ghi nhận tự động. Giảm thời gian nhập liệu, đối chiếu thông tin và gặp gỡ giữa kinh doanh, kế toán, khách hàng
Marketing automation, mọi thông tin truyền thông trên các kênh online, tổ chức hội thảo offline chuyển sang online, từ báo giấy, tờ rơi chuyển sang báo điện tử, quảng cáo trên Facebook, Google Adwords, … Mọi thông tin khách hàng tương tác với quảng cáo đều được đo đếm thông qua các công cụ, chẳng hạn như AMIS Landing Page, Hubspot…
…
Việc thay đổi, thích ứng nhanh thể hiện tầm nhìn và năng lực của ban lãnh đạo doanh nghiệp, chất lượng của đội ngũ nhân lực tại công ty. Chỉ khi thay đổi nhanh trong môi trường nhiều biến động như ngày nay, doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững.
3, Các doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi số thành công trước Covid 19
Có thể nói, những doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi số thành công từ trước bão Covid 19 thường ít bị tác động hơn, hoặc đã trong tâm thế chủ động với hoạt động kinh doanh. Đa số các doanh nghiệp ấy đã có tầm nhìn chiến lược dài hạn, muốn tự động hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng nhận biết được ảnh hưởng của công nghệ tới năng suất và hiệu quả công việc.
Upload
chuyển đổi số thành công
Một số doanh nghiệp mặc dù đã chuyển đổi số, tuy nhiên không tránh khỏi tác động do lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh như du lịch, vận tải, F&B,… nhưng không có nghĩa họ chịu chùn chân. Nhiều giải pháp được các doanh nghiệp áp dụng, chẳng hạn như thực khách không đến nhà hàng, nhiều công ty chủ động lên phương án cung cấp thực đơn online và nguyên vật liệu để khách hàng có thể chế biến tại nhà. Học sinh không thể đến trường đi học, nhà trường tổ chức học online thông qua các ứng dụng như Zoom, Trans….
Công nghệ không chỉ giúp giảm thiểu tiếp xúc, còn tác động mạnh mẽ đến hiệu quả làm việc, thời gian thực thi, độ chính xác và sức lan tỏa của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
4, Truyền thông nội bộ chiếm vai trò cực quan trọng trong thời kỳ khó khăn
Một doanh nghiệp có hoạt động truyền thông nội bộ tốt sẽ giúp trên dưới đồng lòng để vượt qua mọi rào cản, thử thách. Sức mạnh tập thể có vững mạnh hay không, phụ thuộc rất lớn vào công tác truyền thông nội bộ.
Để vượt bão Covid, cấp lãnh đạo, bộ phận truyền thông cần truyền tải cho nhân viên những thông điệp về tự bảo vệ mình, đồng thời nỗ lực gấp nhiều lần để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Các hoạt động truyền thông nội bộ có thể thực hiện thông qua các phương tiện như:
Mạng xã hội doanh nghiệp
Group riêng tư trên Facebook, Zalo, …
Email gửi tới toàn bộ cán bộ nhân viên
Một doanh nghiệp chủ động ứng phó với đại dịch, có hoạt động truyền thông nội bộ tốt và có khả năng thay đổi, thích ứng nhanh với môi trường kinh doanh sẽ có khả năng đứng vững trước đại dịch.
|