THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Bản in
Sở Tài chính Nghệ An
Tin đăng ngày: 2/12/2014 - Xem: 20791
 
Sở Tài chính Nghệ An
Điện thoại:
Email: tc@nghean.gov.vn
Website: http://www.nghean.vn
Đại diện: Bùi Thanh An
Chức vụ: Phó Giám đốc
Địa chỉ: Số 64 Đường Nguyễn Thị Minh Khai - TP Vinh
 

I. Vị trí chức năng:
1. Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tài chính có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cơ chế chính sách và quản lý tài chính - ngân sách:
a) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính;
- Dự thảo chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính theo quy hoạch, kế hoạch, tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Dự thảo chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;
- Dự thảo phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách của địa phương; định mức phân bố dự toán chi ngân sách địa phương; chế độ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền;
- Dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương; các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao để trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền;
b) Trình chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, phương án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
d) Về quản lý ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước:
- Hướng dẫn các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh và cơ quan tài chính cấp dưới xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật. Thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của cấp dưới; lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để trình hội đồng nhân dân tỉnh quyết định;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Ủy ban dân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực tài sản nhà nước, đất đai, tài nguyên khoáng sản. Hướng dẫn kiểm tra và tổ chức thực hiện việc thực hiện chính sách, xác định đơn giá thu và mức thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước;
- Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, và các khoản thu khác trên địa bàn;
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách: yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vượt dự toán, chi sai chính sách chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo Nhà nước;
- Thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu, chi ngân sách huỵên; thẩm định và thông báo quyết toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách tỉnh; phê duyệt quyết toán kinh phí ủy quyền của ngân sách Trung ương do địa phương thực hiện. Tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, lập tổng quyết toán ngân sách hằng năm của địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Tài chính;
- Quản lý các nguồn kinh phí ủy quyền của Trung ương, quản lý quỹ dự trữ tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật;
- Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ dành cho địa phương theo quy định của pháp luật; quản lý tài sản nhà nước đối với nguồn vốn tài trợ nước ngoài trực tiếp cho địa phương thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai việc phát hành trái phiếu và các hình thức vay nợ khác của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai và tài chính ngân sách của nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán và lĩnh vực tài chính ngân sách báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Thực hiện nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư phát triển:
a) Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dai hạn trong và ngoài nước; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về tài chính đối với các chương trình, dự án ODA trên địa bàn.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển hằng năm; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ nguồn vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách; kế hoạch điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết; xây dựng kế hoạch điều chỉnh, điều hòa vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương.
d) Tham gia về chủ trương đầu tư; thẩm tra, thẩm định, tham gia ý kiến theo thẩm quyền đối với các dự án đầu tư do tỉnh quản lý.
đ) Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương của chủ đầu tư và cơ quan tài chính huyện, xã; tình hình kiếm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện.
e) Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương theo quy định.
g) Tổng hợp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư của địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ tài chính theo quy định.
3. Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản Nhà nước tại địa phương:
a) Trình UBND tỉnh phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
b) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh các văn bản hướng dẫn về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước về tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản nhà nước; đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước theo thẩm quyền tại địa phương;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, cho thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu hủy tài sản nhà nước, giao tài sản nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và sử dụng tài sản nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết;
đ) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài sản nhà nước trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật;
e) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
g) Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy; tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước; tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) khi dự án kết thúc và các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;
h) Tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nước chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản nhà nước;
i) Tham bưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến với các bộ, ngành và Bộ Tài chính về việc sắp xếp nhà, đất của các cơ quan Trung ương quản lý trên địa bàn;
k) Quản lý cơ sở dữ liệu tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương; giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
f) Thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, hàng hóa từ Ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung khi được UBND tỉnh giao theo Quyết định số 179/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng chính phủ và Thông tư số 22/2008/TT-BTC ngày 10 tháng 03 năm 2008 của Bộ Tài chính.
4. Thực hiện nhiệm vụ quản lý các quỹ tài chính Nhà nước (quỹ đầu tư phát triển; quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ; quỹ phát triển nhà ở và các loại hình quỹ tài chính nhà nước khác được thành lập theo quy định của pháp luật):
a) Chủ trì xây dựng Đề án, thẩm định các văn bản về thành lập và hoạt động của các quỹ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các vẫn đề về đối tượng đầu tư và cho vay; lãi suất; cấp vốn điều lệ cho các quỹ theo quy định của pháp luật;
b) Theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các quỹ; kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Kiểm tra, giám sát các việc sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho các tổ chức nhận ủy thác (các quỹ đầu tư phát triển, các tổ chức tài chính nhà nước, …) để thực hiện giải ngân, cho vay, hỗ trợ lãi suất theo các mục tiêu đã được Ủy ban nhân dân tỉnh xác định.
5. Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính doanh nghiệp:
a) Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập, chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý phần vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể do địa phương thành lập theo quy định của pháp luật; thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, việc phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của công ty nhà nước; kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
đ) Tổng hợp tình hình chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên địa bàn, tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài chính;
e) Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính phục vụ chính sách phát triển hợp tác xã, kinh tế tập thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện nhiệm vụ quản lý giá và thẩm định giá:
a) Chủ trì xây dựng phương án giá hoang hóa, dịch vụ và kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ theo thẩm quyền;
b) Thẩm định phương án giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ công ích nhà nước đặt hàng giao kế hoạch, sản phẩm còn vị thế độc quyền do các sở, đơn vị, hoặc doanh nghiệp xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hiệp thương giá, kiểm soát giá độc quyền, chống bán phá giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết;
d) Thẩm định dự thảo quyết định ban hành bảng giá các loại đất và phương án giá đất tại địa phương để Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
đ) Công bố danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá tại địa phương theo quy định của pháp luật;
e) Tổng hợp, phân tích và dự báo sự biến động giá trên địa bàn; báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá tại địa phương theo quy định của Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh;
g) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giá và thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.
7. Thực hiện nhiệm vụ quản lý dịch vụ tài chính:
            Hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính thuộc lĩnh vực tài chính kế toán, kiểm toán độc lập, đầu tư tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xổ số, đặt cước và trò chơi có thưởng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền:
            Thanh tra, kiểm tra, giải quyết kiếu nại tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện nhiệm vụ quản lý về tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức:
a) Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó của các đơn vị thuộc Sở; Trưởng phòng, phó Trưởng phòng của Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh sau khi thống nhất với Sở quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan để trình UBND tỉnh quyết định.
b) Dự thảo quyết định thành lập, sát nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật trình Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét quyết định.
c) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Thanh tra, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, thuộc phạm vi quản lý của Sở theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân cấp quản lý tổ chức, bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức của UBND tỉnh.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác:
a) Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài chính theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý tài chính và chuyên môn nghiệp vụ được giao.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
(Nguồn: theo Quyết định Số: 21/2011/QĐ-UBND ngày 25 tháng 04 năm 2011 của UBND tỉnh Nghệ An)

Thông tin Doanh nghiệp khác:
Công ty Du lịch Trường Sơn (2/12/2014)
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vinamex (2/12/2014)
Công ty TNHH Quảng cáo Sao Việt (2/12/2014)
Công ty TNHH Tin học Thành Tâm (2/12/2014)
Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Minh Hồng (2/12/2014)
Công ty CP khoáng sản miền trung (2/12/2014)
Công ty gương kính Bảo Việt (2/12/2014)
Công ty CP truyền thông thương mại Việt Nam (2/12/2014)
Công ty TNHH Hòa Hiệp P (2/12/2014)
Công ty CP tư vấn & xây dựng CT Miền Trung (2/12/2014)
Công ty CP Bất động sản Hùng Hải (2/12/2014)
Công ty Công trình giao thông 419 (2/12/2014)
Sản phẩm Thuốc dạ dày của Công ty TNHH Đông Dược Ái Hữu đã được lưu hành trên toàn quốc (2/12/2014)
Thời trang Thu Thông ra mắt các sản phẩm Thu Đông (2/12/2014)
Phòng khám tim mạch Bác sỹ Kinh đặt nhiệm vụ cứu người lên hàng đầu (2/12/2014)
 
VIDEO CLIPS
Video
Bí quyết thông minh và khôn ngoan
Bài học kinh doanh: Phải biết bán hàng để thành công
Solar Nghệ An là địa chỉ tin cậy lắp đặt điện mặt trời
Nhà xe Nghệ An cho thuê xe từ 4 đến 54 chỗ
INVICO - thương hiệu lớn của dịch vụ vệ sĩ bảo vệ chuyên nghiệp
Chào mừng sự kiện Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh trở thành di sản nhân loại
DOANH NGHIỆP
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hôm nay: 2.374 | Tất cả: 825.380
 
  Home | Giới thiệu | Tin tức | Thông tin Doanh nghiệp | Diễn đàn doanh nghiệp | Liên hệ | Hình ảnh  
 
HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGHỆ AN
Địa chỉ: Tòa nhà Điện lực thành phố Vinh, Số 07, Đ. LêNin, TP.Vinh, Nghệ An
Tel:  02388909225, Di động: 0916811895 
Email: hoidnnghean@gmail.com - Website: http://dnnghean.com
Chat hỗ trợ
Chat ngay

02388909225